Kỷ niệm 10 năm Reprap ra đời và đã thay đổi in 3D mãi mãi!
Hình ảnh bạn sẽ xem ngay sau đây là chiếc máy in 3D Reprap đầu tiên trên thế giới!
Nó rất xấu xí và có vẻ phức tạp đúng không các bạn? Tuy nhiên, nhờ sự khai sinh công nghệ raprap mà kỷ nguyên in 3D mới có cơ hội phát triển bùng nổ như hiện nay!
Câu chuyện về Reprap
Tại ĐH University of Bath, cái nôi của Reprap. Lúc đó có khoảng 3 web về in 3D 1 trong đó đã là trang chủ của reprapwiki. Cả khu làm việc của reprap cũng bé tí có hơn 20m2 còn lại là khu vực dậy R&D của cả trường. Họ đơn giản đưa ra ý tưởng opensource nhằm phát triển 1 hệ máy in 3D cá nhân cho toàn xã hội – công nghệ vốn đã phát triển từ năm 1986. Cách họ làm không khác gì Henry Ford làm trước đó với cách mạng oto đó là tạo ra một cỗ máy đơn giản dễ lắp giá thành phổ thông và tự nó có thể “sinh ra” 2/3 linh kiện của chính cỗ máy.
Sau 10 năm hoạt động (2006), đặc biệt 5 năm cái mốc 2011-2012 của tớ (2012 mình mua 1 con Reprap nguyên thuỷ về vn) giờ reprap đã phổ biến trên toàn thế giới giới trị giá toàn ngành khoảng 15 tỉ $ và ước tính đạt 200 tỉ $ tới 2025.
Tại Việt Nam, sau vài năm hoạt động giờ chúng ta mới nhen nhóm trở thành một cộng đồng tương đối phát triển ( may nhất là vì có Facebook) khác xa cái thời tớ mang máy về và bị bọn cơ khí tự động hoá kêu là ” in đồ chơi thì tuyệt” ( mình là dân hoá @@). Khác với tư tưởng đó, mình chỉ nghĩ rằng cỗ máy là hình thức, cái ẩn sau nó là một khái niệm sẽ làm thay đổi cả thế giới – ” Beginning of Customized Manufacture”. Khái niệm đó có nghĩa là với sự phát triển mạnh mẽ của điều khiển tự động khi công nghệ đó mở… ai cũng có thể tiếp cận được, ai cũng có thể thiết kế được, ai cũng có thể sản xuất ( in) được. Điều này cũng có nghĩa là cuộc chạy đua không chỉ dừng ở việc hoàn thiện cỗ máy về mặt cơ khí, mà khả năng in ấn, vật liệu in ấn.
Quay lại với sự phát triển của Công nghệ In 3D Việt Nam, chúng ta có sự phát triển nhưng vẫn rời rạc, thiếu ý tưởng, thiếu sự liên kết và quan trọng hơn thiếu mục tiêu phát triển. Khái niệm của mỗi thành viên chỉ giới hạn ở việc sở hữu 1 cỗ máy hoặc cao hơn là kinh doanh buôn bán trao đổi.
Nhân tiện câu chuyện về “xuất khẩu máy in “, mình xin chia sẻ suy nghĩ và ý tưởng như sau:
Tại sao chúng ta chưa thể xuất khẩu in 3D?
Vì chúng ta không có sản phẩm riêng, không có bản sắc riêng và nếu có bán dc dù trong nc hay nc ngoài nó chỉ là sản phẩm giá trị thấp không chứ đựng hoặc không được công nhận là chứa đựng hàm lượng chất xám.
Tại sao chúng ta không có bản sắc riêng?
Vì chúng ta có cộng đồng nhưng không có 1 project nào chung mà trong đó sản phẩm tạo thành là 1 opensource brand name cái mà khi nhắc tới những cỗ máy đó, họ nghĩ tới cộng động in 3D Việt Nam.
Đam mê có thừa, chúng ta chỉ thiếu động lực chung để phấn đấu!
Vậy nếu mình đề xuất group với các dự án opensource tại VN giống như cách mà bạn in máy bay RC đã làm? Để từ đó chúng ta có thể chọn lọc sản phẩm ý tưởng để quảng bá nâng tầm nhóm. Để từ đó, chúng ta có thể xuất khẩu được cỗ máy chứa đựng chất xám Việt Nam đi ra thế giới.
Liệu chúng ta có thể làm được ?
Mời các bạn tham gia fanpage IN 3D Việt Nam: https://www.facebook.com/Mayin3Dgiare.3DPrinterVietNam/